Những chấn thương khi chạy bộ và cách xử lý đúng cách

Chấn thương khi chạy bộ có thể là vấn đề nhiều người thường gặp phải lúc tập luyện. Vì vậy, việc hiểu về các chấn thương có thể xảy ra và cách xử lý thích hợp là rất quan trọng. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cực hữu ích giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé!

Những chấn thương khi chạy bộ phổ biến

1. Những chấn thương khi chạy bộ thường gặp

1.1. Chấn thương đầu gối khi chạy bộ

Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để xác định đúng triệu chứng khi bị ảnh hưởng đến đầu gối:

  • Đau khi chạm vào hoặc áp lực lên đầu gối.
  • Sưng và phồng lên vùng xung quanh.
  • Khó khăn hoặc đau khi cử động.
  • Rạn nứt hoặc âm thanh khác thường khi cử động đầu gối.
  • Giảm khả năng di chuyển, mất ổn định hoặc cảm giác yếu ở bộ phận này.
  • Hạn chế khả năng duỗi hoặc gập.
  • Bầm tím hoặc đỏ nhạt trên vùng xung quanh.
  • Đau khi chạy, nhảy hoặc thực hiện hoạt động vận động liên quan đến đầu gối.

1.2. Chấn thương cổ chân khi chạy bộ

Đối với vấn đề chấn thương khi chạy bộ bạn nên đặc biệt chú ý đến cổ chân của mình. Vì đây là bộ phận chịu tác động rất nhiều. Một số biểu hiện cho thấy bạn đang bị tổn tưởng cổ chân như:

  • Cảm nhận đau tại vùng cổ chân hoặc xung quanh nó.
  • Vùng cổ chân sưng lên do phản ứng viêm.
  • Xuất hiện vết bầm tím hoặc đỏ trên vùng bị chấn thương.
  • Khó di chuyển hoặc cảm giác yếu ở cổ chân.
  • Cảm thấy không ổn định hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Vùng bị chấn thương trở nên nhạy cảm và đau khi có áp lực.
  • Cảm giác kì lạ như tê, mất cảm giác hoặc run rẩy tại vùng bị chấn thương.

Lưu ý: Bạn không nên tự vặn, nắn chỉnh lại các khớp chân nếu không có kỹ thuật, kiến thức chuẩn xác. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ làm các chấn thương trở nên nặng hơn.

Chấn thương cổ chân

1.3. Chấn thương gót chân khi chạy bộ

Chấn thương khi chạy bộ tác động giữa xương gót chân và nối giữa bắp chân, thường xảy ra khi gia tăng đột ngột cường độ và thời gian chạy. Với những triệu chứng dưới sau:

  • Đau hoặc khó chịu tại vùng gót chân.
  • Cảm giác đau nhức sau khi chạy bộ hoặc hoạt động vận động.
  • Sưng hoặc bầm tím xung quanh vùng gót chân.
  • Cảm giác gai đâm hoặc nặng nề.
  • Giảm khả năng di chuyển hoặc chạy bộ một cách bình thường.
  • Đau khi chạm hay nhấn vào vùng gót chân.

Do đó, bạn không nên tăng cường độ tập luyện quá nhanh mà nên cần có quá trình rõ ràng để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để thích nghi.

1.4. Chạy bộ bị phồng rộp chân

Vết phồng rộp là hiện tượng xuất hiện các mụn nước trên da do ma sát giữa giày và da chân trong quá trình chạy bộ. Những chỗ phồng rộp có thể gây ra cảm giác đau rát, khó khăn trong việc di chuyển và nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, chấn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Phồng rộp chân khi chạy bộ

2. Cách xử lý chấn thương khi chạy bộ đúng cách, nhanh chóng

Khi bạn chạy bộ và gặp phải chấn thương, bạn nên có những biện pháp xử lý nhanh, không để tình trạng này trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm đau và làm dịu tổn thương:

  • Dừng lại và kiểm tra

Nếu bạn cảm thấy đau hay có bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào, nên dừng lại và kiểm tra ngay lập tức. Đừng tiếp tục chạy nếu cảm thấy đau hoặc không thoải mái.

  • Nghỉ ngơi

Khi bạn cảm thấy đau nhẹ, hãy tìm một nơi để nghỉ chơi, giúp cơ thể phục hồi lại và nâng cao vùng bị tổn thương để giảm sưng. Tránh các hoạt động căng thẳng và tác động quá nhiều lên chỗ bị tổn thương. Hạn chế hoạt động và di chuyển để tránh gây thêm tổn thương.

  • Chườm lạnh

Đây là cách làm khá phổ biến của nhiều người tập bị chấn thương khi chạy bộ. Sử dụng túi đá chườm lên vùng đầu gối bị tổn thương, điều này giúp giảm sưng và giảm đau rất hiệu quả. Hãy áp dụng lạnh trong khoảng 15-20 phút mỗi lần và lặp lại quá trình này mỗi 2-3 giờ trong ngày đầu tiên sau chấn thương.

Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng
  • Vệ sinh các vết thương hở

Đối với các vết thương hở, trầy xước nhẹ bạn nên dùng băng gạc vệ sinh thật kỹ để tránh bị nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn.

  • Sử dụng máy chạy bộ

Việc sử dụng máy chạy bộ có thể giúp giảm nhiều nguy cơ chấn thương. Bạn có thể theo dõi tiến trình tập luyện, chọn tốc độ và thời gian phù hợp với cơ thể của mình. Bạn nên lựa chọn các thiết bị chạy bộ có thảm chống trượt và lò xo giảm xóc để an toàn và thoải mái hơn khi tập luyện.

Máy chạy bộ hỗ trợ quá trình tập luyện thuận tiện hơn

Lưu ý: Các biện pháp trên chỉ hỗ trợ xử lý các chấn thương nhẹ và giúp giảm sưng, giảm đau. Để đảm bảo bạn nên đến các cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra. Ở đây có các bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn sẽ giúp bạn chuẩn đoán, kiểm tra tổn thương và đưa ra các biện pháp xử lý tốt nhất.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề chấn thương khi chạy bộ. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về lĩnh vực sức khỏe nhé.

Related Posts

Bài tập aerobic giảm mỡ bụng dưới cấp tốc tại nhà

7+ Cách giảm mỡ bụng dưới cấp tốc tại nhà

Làm sao để có 6 múi bụng trong thời gian ngắn nhất?

Bật mí: Thực đơn giảm cân 7 ngày của IU

+5 cách giảm cân nhanh nhất trong 1 tuần tại nhà an toàn

Giàn tạ đa năng tại nhà chất lượng với độ bền cao

Top 5 giàn tạ đa năng giá rẻ đáng chú ý hiện nay

Hướng dẫn cách chạy bộ trên máy hiệu quả, đúng cách

3 Cách chọn giày chạy bộ phù hợp, mang lại sự thoải mái

Hướng dẫn cách giãn cơ sau khi chạy bộ đơn giản, nhanh chóng

Exit mobile version