Chạy bộ là một phương pháp tập luyện được nhiều người sử dụng. Thế nhưng bạn đã biết cách chạy bộ trên máy hiệu quả chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Những lợi ích mà máy chạy bộ mang lại
Máy chạy bộ đang trở nên ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của việc sử dụng máy chạy bộ:
1.1. Giúp chủ động hơn trong việc tập luyện
Nói đến lợi ích của máy chạy bộ thì không thể không nhắc đến ưu điểm này. Thiết bị giúp bạn điều chỉnh được tốc độ và độ nghiêng của bề mặt chạy nhanh chóng, đơn giản. Điều này hỗ trợ chúng ta chọn được mức độ phù hợp với nhu cầu và tình trạng của cơ thể.
Hiện nay, ngày càng có nhiều dòng máy chạy bộ hiện đại với các tính năng đi kèm như đo nhịp tim, quãng đường chạy và thời gian hoạt động. Bạn có thể chủ động hơn trong việc lên lịch trình tập luyện của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần có kỹ thuật chạy bộ trên máy đúng cách để lộ trình tập luyện được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
1.2. Hỗ trợ nhiều bài tập đa dạng
Đây có lẽ là một trong những ưu điểm nổi trội nhất khi so sánh chạy bộ trên máy và chạy bộ truyền thống. Rất nhiều thiết bị cung cấp một loại các chế độ tập luyện và chương trình khác nhau. Người dùng có thể thử tăng giảm độ khó, trải nghiệm nhiều bài tập, chế độ tập luyện để tạo thêm nhiều hứng thú và tránh nhàm chán khi chạy.
1.3. Giúp giảm cân, duy trì vóc dáng
Việc tìm hiểu về các cách chạy bộ trên máy máy sẽ giúp quá trình giảm cân và duy trì vóc dáng của bạn thuận lợi hơn. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với người có sức khỏe bình thường việc chạy bộ 1km sẽ giúp tiêu hao khoảng 45 – 70 calo, tùy thuộc vào tốc độ và hình thức chạy của mỗi người.
Chúng ta nên duy trì chạy 3km mỗi ngày, điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích mà bạn có thể không ngờ tới. Không những giúp giảm cân, duy trì vóc dáng mà còn cải thiện được tình trạng của sức khỏe.
Để duy trì được thói quen này, máy chạy bộ và những kĩ thuật chạy bộ trên máy sẽ là trợ thủ đắc lực. Bạn không phải phụ thuộc quá nhiều vào thời gian hay địa điểm cụ thể nào. Điều này giúp bạn dễ dàng tích hợp chạy bộ và lịch trình hàng ngày để duy trì thói quen tập luyện đều đặn.
1.4. Tốt cho tim mạch
Chạy bộ là hoạt động vận động mạnh mẽ, giúp tăng cường sức tim và làm cho tim hoạt động hiệu quả hơn. Khi chạy, tim của chúng ta phải bơm máu nhiều hơn để cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ và mô trong cơ thể.
Không những thế, chạy bộ còn giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các nguy cơ, vấn đề tim mạch như bệnh tim. đau thắt ngực. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tham gia vào hoạt động cardio như chạy bộ giúp cải thiện hệ tim mạch, giảm mức cholesterol xấu (LDL), tăng mức cholesterol tốt (HDL) và kiểm soát huyết áp cực kì hiệu quả.
1.5. Hạn chế những vấn đề về xương khớp
Có lẽ bạn đã biết, chạy bộ đòi hỏi sự hợp tác của nhiều nhóm cơ, đặc biệt là cơ chân và cơ đùi. Việc tập luyện định kỳ sẽ giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, tạo ra một “găng tay” bảo vệ cho khớp chúng ta và giảm tải trọng tác động trực tiếp lên chúng.
Duy trì thói quen luyện tập này có thể giảm nguy cơ viêm và thoái hóa khớp, đồng thời loại bỏ chất cặn và chất thải từ khớp chân. Điều này giúp giữ cho khớp khỏe mạnh giảm các tình trạng, bệnh lý liên quan đến vấn đề này.
1.6. Giúp ngủ ngon hơn
Đây là yếu tố không được nhiều người nói đến khi hỏi về “Lợi ích của những cách chạy bộ trên máy hiệu quả?”. Chạy bộ là hoạt động vận động cardio tốt, giúp giảm tình trạng căng thẳng và lo âu. Khi bạn chạy bộ, cơ thể tiết ra hormone endorphin và serotonin, những chất này giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng, nhờ đó cải thiện giấc ngủ của bạn.
Tuy nhiên, có một lưu ý rằng bạn không nên chạy bộ quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt trước khi ngủ. Vì đây là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Việc vận động mạnh trước khi ngủ không những không ngủ ngon mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
2. Một vài cách chạy bộ trên máy hiệu quả
Chạy bộ trên máy là một phương pháp tập luyện hiệu quả để nâng cao sức khỏe và sự thể chất. Đây là một hoạt động có thể được thực hiện trong mọi thời tiết và không bị ràng buộc bởi môi trường bên ngoài. Để đạt được hiệu quả tốt, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chạy bộ trên máy hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách chạy bộ trên máy hiệu quả dưới đây:
2.1. Lựa chọn máy chạy bộ chất lượng
Việc lựa chọn máy chạy bộ chất lượng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo trải nghiệm và giúp quá trình tập luyện đạt được hiệu suất tốt nhất. Bạn nên lựa chọn thiết bị đảm bảo các yếu tố dưới đây:
- Độ bền cao, sử dụng lâu dài
- Trọng lượng của máy nặng, không bị rung lắc
- Tải trọng lớn, giảm rung chấn
- Động cơ vận hành mạnh mẽ có thể sử dụng trong thời gian dài
- Chế độ vận hành ổn định, êm ái
- Có nhiều tính năng hiện đại, hỗ trợ tập luyện hiệu quả
- An toàn cho người sử dụng
Bật mí cho bạn một vài máy chạy bộ chất lượng bạn có thể tham khảo. Đầu tiên, khi nói về máy chạy bộ chất lượng thì không quên Kingsport luxury KS – 2050 đa năng với động cơ vận hành mạnh mẽ, công năng vượt trội, chịu được tải trọng lên đến 150kg.
Tiếp đến là máy chạy bộ ABCSport F2 đa năng được tích hợp với 12 bài tập giúp tạo hứng thú khi tập luyện, mang đến nhiều trải nghiệm, hiệu quả cho người tập. Sản phẩm cuối cùng chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này là máy chạy bộ Elip Vinci với tốc độ tối đa đến 18km/h, tải trọng tĩnh đến 170kg phù hợp với hầu hết các thành viên trong gia đình.
Bạn có thể tìm hiểu các thương hiệu lớn về máy chạy bộ hiện nay để đưa ra được quyết định phù hợp nhất với ngân sạch và nhu cầu tập luyện.
2.2. Khởi động kĩ trước khi tập
Để các cách chạy bộ trên máy hiệu quả bạn nên khởi động kĩ trước khi tập. Đây là một bước quan trọng để chuẩn bị cho cơ thể và giảm chấn thương. Bạn có thể thực hiện một số động tác sau:
- Khởi động nhẹ: Đầu tiên bạn nên khởi động nhẹ cơ thể ở các bộ phận cần hoạt động nhiều như tay, chân, hông,…
- Đi bộ nhanh: Tiếp đến bạn sẽ đi bộ nhanh trong vài phút để làm nóng cơ và tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể.
- Chạy nhẹ: Sau khi đi bộ nhanh, chúng ta sẽ tiếp tục chạy nhẹ, chạy với tốc độ chậm và cảm nhận cơ thể, làm nóng các nhóm cơ quan trọng như chân, đùi và cơ bụng.
2.3. Hít thở đều khi chạy
Khi hít thở đều và sâu, cơ thể chúng ta sẽ nhận được lượng oxy đủ để cung cấp năng lượng cho hoạt động vận động. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và sự bền bỉ trong quá trình chạy. Hơn nữa, việc hít thở đều còn giúp tập trung tinh thần và giảm stress, giúp tăng cường hiệu suất, đạt được trạng thái tập trung tốt.
2.4. Giãn cơ sau khi chạy
Giãn cơ khi chạy bộ sẽ giúp quá trình hồi phục cơ thể sau vận động tốt hơn, giảm các chấn thương có thể xảy ra. Bạn có thể sử dụng một số cách dưới đây để giãn cơ:
- Giãn cơ chân: Đứng thẳng và đặt một chân lên một bề mặt cao như tường hoặc cổng. Căng chân và giữ trong khoảng 30 giây, sau đó chuyển sang chân còn lại. Lặp lại với cả hai chân.
- Giãn cơ đùi: Đặt một chân về phía trước, hơi cong và đưa trọng tâm về phía trước. Giữ vị trí này trong khoảng 30 giây và sau đó chuyển sang chân còn lại.
- Giãn cơ bắp đùi sau: Ngồi trên mặt đất với một chân duỗi ra phía trước. Kéo người về phía trước, cố gắng đạt đầu gối gần sàn. Giữ tự thế này trong khoảng 30 giây và sau đó thực hiện với chân còn lại.
- Giãn cơ lưng: Ngồi trên sàn với chân duỗi ra phía trước. Căng tay và người về phía trước, cố gắng chạm đầu gối với ngực. Giữ trong khoảng 30 giây để giãn cơ lưng.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có cho mình những cách chạy bộ trên máy hiệu quả rồi phải không nào? Hãy thường xuyên tập luyện, vận động để có được sức khỏe tốt nhất nhé.